Bên cạnh những vị trí quan trọng trong bất kỳ công ty nào điển hình như Developer, Data Engineer, Product Owner,... vị trí Business Analyst dần được đánh giá cao và trở thành một trong những ngành hot nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khái niệm về ngành học Business Analyst cũng như cơ hội nghề nghiệp vẫn luôn gây nhiều bối rối cho những bạn trẻ muốn theo đuổi công việc này.
Vậy Business Analyst (BA) là gì? Những kỹ năng cần có để theo đuổi nhóm ngành này? Cơ hội công việc trong lĩnh vực này ra sao. Cùng USC tìm hiểu thêm nhé!
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst (còn được gọi là BA) là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vị trí này còn có tên gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”.
Những người làm ở vị trí Business Analyst có trách nhiệm phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty, xác định những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể (Solution) cho doanh nghiệp. Giá trị rõ nhất mà một BA có thể mang lại đó là sự nhìn nhận rõ được hiện trạng của doanh nghiệp và hệ thống hóa được những gì cần làm để doanh nghiệp, tổ chức phát triển tốt hơn.
Thực tế, solution không chỉ là một hệ thống, phần mềm hay một quy trình giải pháp nào đó. Mà solution có thể là bất kỳ điều gì giúp giải quyết vấn đề hoặc phát triển doanh nghiệp. Từ việc thay đổi chính sách, quy trình trong doanh nghiệp hoặc đơn thuần là tập huấn lại đội ngũ nhân viên của công ty.
Khác với những gì bạn thường nghĩ, nghề Business Analyst không chỉ có riêng trong ngành IT, mà còn khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác như Logistic, Ngân hàng... Người làm Business Analyst sẽ khó có thể đưa ra kết luận một mình, họ sẽ phải kết nối với rất nhiều với stakeholders để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Stakeholders (các bên liên quan) bao gồm bất kỳ ai có đóng góp trong dự án như: đội kỹ thuật, kinh doanh dự án, chủ đầu tư, đối tác, khách hàng,...
Những kỹ năng cần có để trở thành Business Analyst
1. Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Vì công việc BA đòi hỏi bạn phải giao tiếp với nhiều người ở nhiều bộ phận khác nhau, kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Ngoài phong thái giao tiếp chuyên nghiệp, bạn cũng cần phải lắng nghe một cách cẩn thận và xác nhận để đảm bảo mình hiểu đúng ý của đối phương.
Những người làm Business Analyst luôn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tổ chức và điều hành thành công những buổi họp. Những kỹ năng mềm về giao tiếp sẽ giúp bạn dễ dàng ứng xử, đàm phán và cùng đưa ra giải pháp hiệu quả. Chúng cũng giúp bạn duy trì mối quan hệ bền vững và mở rộng mối quan hệ đến những người khác.
2. Sự nhạy bén, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu
Kiến thức nghiệp vụ (Business Knowledge) là nhóm kiến thức liên quan đến nghiệp vụ của khách hàng mà những người làm BA phải thực sự hiểu rõ. Bạn cần phải nắm rõ những khái niệm, nguyên lý cơ bản như General Ledger, Trial Balance, Chart of Accounts, Account Payable – Receivable ở một vài lĩnh vực nhất định. Với sự nhạy bén trong kinh doanh, những người làm BA sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức về bất kỳ lĩnh vực mà bạn mong muốn.
3. Kỹ năng, tư duy phân tích dữ liệu
Một chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần có khả năng phân tích dữ liệu, từ đó chắt lọc được những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp trong việc phát triển chiến lược kinh doanh. Một khi đã nắm rõ kỹ năng phân tích, bạn có thể sáng tạo và cải tiến mọi ý tưởng theo mức tích cực, giúp mang lại nhiều kết quả toàn diện hơn.
4. Kỹ năng sử dụng các công cụ
Trong số những kỹ năng mềm mà một Business Analyst cần có, kỹ năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho công việc cũng là một kỹ năng không thể thiếu. Bên cạnh những công cụ cho phép bạn làm việc và tương tác với nhóm, bạn cũng có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ kỹ năng làm việc độc lập, tự tư duy và phân tích vấn đề.
Dưới đây là những tools giúp bạn nâng cao các kỹ năng điển hình như:
- Modeling, như: Draw.IO, Microsoft Visio…
- Requirement tracking: Jira, Microsoft Teams/ VSTS, Trello, Slack…
- Designing: Balsamiq, Axure RP, Photoshop, PowerPoint.
- Data Query/ Reporting: SQL Server, Visual Studio, Crystal…
Những tools bổ trợ khác: Screenpresso, bộ SDK phục vụ một số task nhất định…
Học ngành gì để trở thành Business Analyst
Như định nghĩa về ngành nói trên, Business Analyst là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghiệp vụ và cả kỹ thuật cho những ai muốn làm việc ở vị trí này. Cho dù bạn giỏi ở lĩnh vực nào, bạn có thể theo học ở những nhóm ngành như:
1. Ngành Hệ thống thông tin quản lý
Khi theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức chính bao gồm:
- Kinh tế.
- Công nghệ thông tin.
- Hệ thống thông tin quản lý cùng các kỹ năng mềm cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn sẽ được trang bị những kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị và phân tích dữ liệu. Một khi bạn nắm rõ những chuyên môn liên quan đến phạm trù kinh tế và kỹ thuật, bạn sẽ dễ dàng phát triển trong ngành này.
2. Ngành Công nghệ thông tin - IT
Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính,… Ngành này sẽ có lợi thế khi làm Business Analyst là hiểu rõ được kiến thức về công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm, trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế.
3. Nhóm ngành Kinh tế
Bên cạnh lĩnh vực CNTT và Quản lý, bạn có thể chọn học nhóm ngành Kinh tế liên quan đến những lĩnh vực Kế toán, Ngân hàng, Tài chính. Tuy nhiên, khi chọn học nhóm ngành này, bạn cần bổ sung thêm kiến thức CNTT để dễ dàng phát triển trong ngành.
Học ngành Business Analyst ở đâu?
Nếu bạn muốn theo đuổi nhóm ngành này, bạn có thể chọn theo học tại bất kỳ trường nào trên thế giới. Tùy vào bậc học, năng lực cá nhân lẫn khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn bất kỳ điểm du học phù hợp.
Bạn có thể tìm kiếm các chương trình đào tạo ngành Business Analyst (BA) tại trang web của USC (www.usc.edu.vn.) hoặc liên hệ đến USC để được tư vấn chi tiết.
Triển vọng nghề nghiệp của ngành Business Analyst
Định hướng phát triển cho ngành Business Analyst sẽ có nhiều hướng đi khác nhau tùy theo kiến thức chuyên môn và mục tiêu phát triển nghề nghiệp. Về cơ bản, ngành này có thể làm việc ở các nhóm như:
- Lĩnh vực vận hành: Tìm hiểu và làm việc sâu về dự án, liên quan đến các nguồn lực như thời gian, con người, chi phí. Các vị trí mà BA có thể lựa chọn để theo đuổi đó là quản lý dự án Project Manager, Product Manager, Program Manager, CIO…
- Lĩnh vực quản lý: BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead và xa hơn là BA Manager, Business relationship Manager.
- Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp: Business Architect, Enterprise Architect.
Mức lương của ngành Business Analyst
- Theo những báo cáo từ Payscale, mức lương quốc tế trung bình của BA dao động trong khoảng 65,573 USD/ năm. Tại Việt Nam, mức lương của một BA Fresher dao động từ 10 - 15 triệu/ tháng, Junior từ 15 - 20 triệu, Senior từ 20 - 40 triệu và 40 - 60 triệu là mức lương dành cho cấp quản lý.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Business Analyst, thông tin về các trường đào tạo và triển vọng công việc trong tương lai. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm khóa học phù hợp với năng lực cũng như đam mê của bản thân.
Lên kế hoạch du học ngành Business Analyst cùng USC!
Để tìm hiểu và lựa chọn những trường nổi bật về ngành Business Analyst, bạn có liên hệ đến USC để được tư vấn du học hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, USC còn hỗ trợ bạn chủ động tìm kiếm trường học, khóa học phù hợp với bản thân để tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu.
Bên cạnh đó, USC sẵn sàng giới thiệu học bổng du học lên đến 100% cho những học sinh đến làm hồ sơ tại USC. Bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn bí quyết săn học bổng, thực hành phỏng vấn, hoàn tất hồ sơ xin visa du học và trang bị kiến thức trước khi lên đường du học.
Liên hệ USC để bắt đầu tư vấn du học ngay hôm nay!
Trung tâm Anh ngữ và Tư vấn Du học Quốc tế USC
Địa chỉ: 240-242 Hoà Hưng, P13, Q10
Email: info@usc.edu.vn
Hotline: 098 95 98 251 - (028) 6264 3648